Nguyên tắc thiết kế khoảng thông tầng trong nhà phố
Không chỉ là xu hướng làm đẹp đơn thuần. Khoảng thông tầng còn là một giải pháp kiến trúc. Tạo sự thông thoáng và lấy sáng rất hiệu quả cho nhà phố vốn hạn chế về diện tích và khó tiếp cận với ánh sáng tự nhiên. Hãy cùng sửa nhà hải phòng Thanh Thư tìm hiểu về các nguyên tắc khi thiết kế khoảng thông tầng sao cho hiệu quả nhé.
Thông tầng là gì? Thông tầng là khoảng không gian trống trong ngôi nhà. Có tác dụng lấy sáng giống như giếng trời. Tuy nhiên, thông tầng khác với giếng trời ở chỗ. Nó là khoảng không gian rộng hơn. Không quy định phải thông từ tầng 1 lên đến mái. Mà có thể chỉ thông 2 – 3 tầng của ngôi nhà với nhau mà thôi. Thông tầng bao hàm cả giếng trời.
Vai trò của khoảng thông tầng
Hiện nay, phần lớn những ngôi nhà phố trong quá trình thiết kế. Đều được chừa lại một phần diện tích thông thoáng 1-2m dành cho việc đối lưu không khí. Trong những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp. Hoặc những căn hộ dạng lửng. Những khoảng thông tầng sẽ tạo cảm giác cao rộng hơn.
Nếu khoảng thông tầng đặt ở giữa nhà. Sẽ có tác dụng ngăn hờ phòng khách và bếp. Thay cho những bức vách để tạo cảm giác rộng thoáng cho căn nhà. Cùng với vai trò đó là chức năng lấy sáng tự nhiên cho cầu thang và đối lưu không khí chính.
Nếu đặt tại vị trí cuối nhà sẽ giúp tạo sự thông thoáng cho bếp và phòng ăn. Dù nhà nhỏ cũng không nên tiết kiệm diện tích để làm thông tầng. Vì bù lại cho khoảng diện tích bị mất này căn bếp sẽ trở nên sáng sủa và thoáng đãng hơn.
Ngoài ra, theo sửa nhà tại hải phòng Thanh Thư. Khoảng thông tầng còn có rất nhiều lợi ích khác. Như tạo không gian trang trọng, tạo góc quan sát rộng… Đối với một số công trình. Thông tầng còn tạo thành điểm nhấn cho ngôi nhà. Không những là “đầu mối giao thông” mà còn là nơi giao tiếp chính trong căn nhà.
Nguyên tắc thiết kế thông tầng
– Thứ nhất, nhà phải có từ 2 tầng trở lên thì mới có thể sử dụng thông tầng. Thông thường, nhà có chiều sâu trên 10m thì nên sử dụng thông tầng. Các thiết kế nhà phố có chiều sâu trên 20m thì nên sử dụng từ 2 – 3 khoảng thông tầng để làm nhà ở thoáng và sáng hơn.
– Thứ hai, nên đặt thông tầng ở sát một vách tường nhà. Bởi nếu thiết kế thẳng xuyên suốt giống như giếng trời sẽ dẫn âm thanh truyền trong giếng rất vang và rõ. Điều này làm cho hoạt động của các thành viên trong gia đình không được thoải mái. Mất sự riêng tư, làm phiền lẫn nhau.
– Thứ ba, nếu thông tầng thông như giếng trời thì cần phải có mái che. Để nước mưa không rơi xuống khu vực nhà ở. Tuy nhiên, mái che sẽ làm cho thông tầng bớt thoáng và giảm đi chức năng đối lưu thông khí. Do đó, khi sử dụng mái che, cần bố trí cho nóc giếng trời cao thêm 1m so với mái nhà. Và tạo 2 cửa thông gió có chớp chắn để gió có thể lùa vào nhưng nước không bị tràn xuống. Điều này sẽ giúp thông tầng thoáng hơn.
– Thứ tư, hệ thống hành lang, cửa sổ và cầu thang tiếp giáp thông tầng phải có lan can, hoa sắt. Đảm bảo an toàn về chiều cao cũng như khoảng cách các khe hở của ban công. Nếu thông tầng chỉ là khoảng thông giữa 2 tầng. Bên dưới là không gian sinh hoạt. Thì bạn cần chú ý tới hệ thống đèn trang trí, chậu câu cảnh… treo trên tường ở chỗ thông tầng. Tránh gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.